Nội dung bài viết

Mắt cận thị: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh nhìn rõ vật gần nhưng mờ mắt khi nhìn xa, được phân thành nhiều loại từ đơn thuần đến thoái hóa với các mức độ từ nhẹ đến cực đoan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 4,76 tỷ người trên toàn thế giới mắc cận thị, chiếm 49,8% dân số toàn cầu.

Tại Việt Nam, tỷ lệ cận thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM có thể lên tới hơn 50% ở học sinh. Dấu hiệu nhận biết cận thị bao gồm mờ mắt khi nhìn xa, nheo mắt thường xuyên và mỏi mắt, trong khi nguyên nhân chính xuất phát từ yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt không phù hợp.

Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về mắt cận thị là gì, các loại cận thị, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân dẫn đến cận thị và các phương pháp điều trị hiện đại từ kính cận đến phẫu thuật khúc xạ tiên tiến. Đặc biệt, chúng tôi sẽ giới thiệu các giải pháp điều trị tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn với hơn 700.000 ca phẫu thuật thành công.

Bệnh mắt cận thị và những thông tin cần biết

Bệnh mắt cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Cận thị là gì?

Cận thị được định nghĩa là tình trạng mắt có độ khúc xạ từ -0.50 diop trở lên, khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi không điều tiết. Đây là một tật khúc xạ của mắt khiến người bệnh có thể nhìn rõ các vật thể ở gần nhưng gặp khó khăn khi quan sát những vật thể ở xa.

Về mặt y học, cận thị xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt không hội tụ chính xác trên võng mạc mà hội tụ tại một điểm phía trước võng mạc. Nguyên nhân dẫn đến cận thị chủ yếu do trục nhãn cầu quá dài hoặc độ cong của giác mạc và thể thủy tinh quá mạnh so với chiều dài bình thường của nhãn cầu.

Thuật ngữ “Diop” (diopter) được sử dụng để đo lường độ khúc xạ của mắt, với ký hiệu âm (-) biểu thị mức độ cận thị.

Theo nghiên cứu của Viện Cận thị Quốc tế (IMI), cận thị ở trẻ em thường khởi phát trong độ tuổi 8-13 tuổi, khi mắt còn đang phát triển. Tốc độ tiến triển cận thị giảm dần theo tuổi, với trục nhãn cầu kéo dài khoảng 0.07-0.09mm mỗi năm ở trẻ 18 tuổi. Nghiên cứu COMET cho thấy cận thị bắt đầu ổn định ở tuổi trung bình 15.6 tuổi, tuy nhiên chỉ có 48% trẻ ổn định trước 15 tuổi, 77% ổn định trước 18 tuổi và 90% ổn định trước 21 tuổi.

Điều này có nghĩa là một tỷ lệ đáng kể trẻ em vẫn có thể tiếp tục tiến triển cận thị đến tận tuổi trưởng thành, do đó việc theo dõi và can thiệp sớm là rất quan trọng để kiểm soát hiệu quả tình trạng cận thị ở trẻ.

Cận thị là tật khúc xạ mắt khiến người bệnh không nhìn rõ vật ở xa

Có mấy loại cận thị?

Cận thị được phân làm 4 loại chính dựa trên nguyên nhân hình thành và cơ chế phát bệnh, bao gồm:

  • Cận thị đơn giản (Syimple Myopia): là loại cận thị phổ biến nhất, tiến triển trong thời kỳ thơ ấu, vị thành niên và hiếm khi vượt quá 5-6 D. Nó thường ngừng tiến triển khi đến tuổi 21 và thị lực được hiệu chỉnh tốt nhất luôn bình thường (6/6).
  • Cận thị thứ phát (Induced Myopia): Xảy ra do các yếu tố bên ngoài như thuốc, bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt không phù hợp.
  • Cận thị giả (Pseudo Myopia): Tình trạng tạm thời do co thắt quá mức của cơ điều tiết, có thể hồi phục nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách.
  • Cận thị thoái hóa (Pathological Myopia): Dạng nghiêm trọng nhất, tiến triển liên tục và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Phân loại cận thị theo nguyên nhân hình thành giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và dự đoán tiên lượng bệnh. Mỗi loại cận thị có đặc điểm riêng về cơ chế phát sinh, mức độ tiến triển và khả năng điều trị.

Cận thị có 4 loại phổ biến và phù hợp với các phương pháp điều trị khác nhau

Các mức độ cận thị

Cận thị được chia thành 4 mức độ dựa trên độ khúc xạ, được đo bằng đơn vị Diop (ký hiệu D) – thang đo chuẩn quốc tế để xác định mức độ cận thị của mắt:

  • Cận thị nhẹ: Từ -0.05 Diop đến dưới -3.00 Diop – nhìn mờ vật xa nhẹ, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 Diop – khó nhìn rõ bảng, biển báo, cần đeo kính thường xuyên
  • Cận thị nặng: Từ -6.00 đến -10.00 Diop – chỉ nhìn rõ vật rất gần, có nguy cơ biến chứng cao hơn
  • Cận thị cực đoan: Trên -10.25 Diop – thị lực xa rất kém, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, cần theo dõi y tế chặt chẽ

Có 4 mức độ cận từ cận thị nhẹ đến cận thị cực đoan

Phân độ cận thị giúp xác định mức độ nghiêm trọng và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu. Độ cận càng cao thì nguy cơ biến chứng càng lớn, đòi hỏi sự theo dõi y tế chặt chẽ hơn.

Dấu hiệu của cận thị

Các triệu chứng nhận biết cận thị bao gồm:

  • Mờ mắt khi nhìn xa: Khó khăn trong việc nhìn rõ biển báo, bảng đen, hoặc các vật thể ở khoảng cách xa
  • Nheo mắt thường xuyên: Có xu hướng nheo mắt để tập trung ánh sáng và nhìn rõ hơn
  • Mỏi mắt và nhức đầu: Xuất hiện sau thời gian dài tập trung nhìn hoặc đọc sách
  • Chớp mắt quá mức: Tần suất chớp mắt cao hơn bình thường (từ 11-12,4 lần/phút so với người bình thường là 10,4 lần/phút)
  • Khó khăn khi lái xe: Đặc biệt vào ban đêm khi ánh sáng yếu

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh cận thị thông qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày như sau:

  • Dấu hiệu ở trẻ em: Ngồi gần tivi, cầm sách gần mặt khi đọc, không nhận biết được các vật thể xa, dụi mắt thường xuyên, giảm tập trung trong học tập.
  • Dấu hiệu ở người lớn: Khó đọc biển báo giao thông, mờ mắt khi làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu, cảm giác căng thẳng mắt sau thời gian dài sử dụng máy tính.

Mờ và mỏi mắt khi làm việc là một dấu hiệu của bệnh cận thị

Khi nhận thấy bản thân hoặc những người thân xung quanh có những biểu hiện trên, nên đi đến các phòng khám uy tín để được thực hiện đo độ cận của mắt một cách chính xác nhất.

Nguyên nhân cận thị phổ biến hiện nay

Cận thị hình thành từ hai nhóm nguyên nhân chính: yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt. Theo các nghiên cứu cho thấy, di truyền chiếm khoảng 33 – 60% nguyên nhân, trong khi lối sống (như đọc sách, sử dụng điện thoại) đóng góp 75%. Một hiểu lầm phổ biến là cho rằng cận thị chỉ do thói quen xấu, trong khi yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Tỷ lệ cận thị ở các thành phố lớn hiện cao gấp ba lần so với vùng nông thôn (hơn 50%).

Do di truyền

Yếu tố di truyền chiếm khoảng 33 – 60% nguyên nhân gây cận thị. Các bất thường bẩm sinh bao gồm:

  • Trục nhãn cầu dài: Nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường, khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc
  • Giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong: Độ cong bất thường làm tăng sức khúc xạ của mắt
  • Tỷ lệ di truyền: Nếu một bố mẹ bị cận thị, con có 25% nguy cơ mắc bệnh. Nếu cả hai bố mẹ đều cận thị, tỷ lệ này tăng lên 50-60%

Cận thị do di truyền chiếm 33 – 60%

Theo báo cáo về di truyền của cận thị IMI cho thấy có khoảng 200 locus gen được xác định là liên quan đến sự phát triển cận thị, tuy nhiên việc có gen này không có nghĩa chắc chắn sẽ bị cận thị.

Do lối sống

Các yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt không chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cận thị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế sinh lý của mắt.

  • Làm việc gần quá nhiều: Đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài khiến cơ điều tiết mắt hoạt động quá mức. Khi nhìn gần liên tục, cơ thể mi phải co bóp để làm dày thể thủy tinh, tạo áp lực lên trục nhãn cầu và kích thích sự phát triển dài của mắt theo thời gian.
  • Thiếu ánh sáng tự nhiên: tăng thời gian hoạt động ngoài trời giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ phát triển cận thị. Ánh sáng tự nhiên kích thích giải phóng dopamine trong võng mạc, chất này có tác dụng ức chế sự kéo dài bất thường của trục nhãn cầu và bảo vệ mắt khỏi cận thị.
  • Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử: Theo nghiên cứu của Ahmed Abed Hameed và cộng sự (2025), ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh, máy tính bảng có bước sóng 380-500 nm, thâm nhập sâu vào mắt và có thể gây ảnh hưởng xấu đến võng mạc cũng như quá trình phát triển của mắt. Nghiên cứu cũng phát hiện việc sử dụng điện thoại thông minh vào ban đêm có mối liên quan mạnh mẽ hơn với tiến triển cận thị so với sử dụng ban ngày.
  • Áp lực học tập cao: Môi trường học tập căng thẳng, thời gian học quá nhiều trong phòng kín tạo ra stress mãn tính. Cortisol – hormone căng thẳng được tiết ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của mắt và làm tăng nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Dinh dưỡng thiếu hụt: thiếu vitamin A gây quáng gà do không tổng hợp đủ rhodopsin và khô mắt; thiếu vitamin D gây đục thủy tinh thể; thiếu vitamin C gây xuất huyết võng mạc; thiếu vitamin B1, B2 gây loạn dưỡng giác mạc và sợ ánh sáng.
  • Tư thế không đúng: Ngồi quá gần sách vở, màn hình hoặc cúi đầu thấp khi đọc làm tăng áp lực lên vùng mắt và cổ. Tư thế này buộc mắt phải điều tiết mạnh hơn, đồng thời giảm lưu lượng máu đến mắt, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho các cấu trúc quan trọng của nhãn cầu.

Môi trường thiếu ánh sáng là nguyên nhân dẫn đến tật cận thị

Khác với yếu tố di truyền, các nguyên nhân liên quan đến lối sống hoàn toàn có thể được điều chỉnh và kiểm soát để phòng ngừa cận thị hiệu quả.

Đối tượng có nguy cơ dễ mắc cận thị

Có 7 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị bao gồm:

  • Người có ba mẹ bị cận thị: Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ từ 3-8 lần
  • Trẻ em và thanh thiếu niên (6-18 tuổi): Giai đoạn phát triển nhanh của mắt và cơ thể
  • Học sinh, sinh viên: Áp lực học tập cao, thời gian học trong nhà nhiều
  • Dân văn phòng: Làm việc với máy tính, giấy tờ trong thời gian dài hàng ngày
  • Người sống ở khu đô thị ít tham gia hoạt động ngoài trời: Ít không gian mở, thiếu ánh sáng tự nhiên
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Thiếu vitamin A, D hoặc các chất hỗ trợ sức khỏe mắt
  • Mắc bệnh lý nền: Tiểu đường, viêm giác mạc hoặc các vấn đề mắt khác

Các đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cận thị

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ mắt và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu cận thị.

Cận thị có tự khỏi được không? Biến chứng của cận thị nếu không điều trị kịp thời?

Cận thị không thể tự khỏi được. Sau khi xuất hiện, độ cận có thể ổn định ở một mức nhất định khi trưởng thành nhưng không bao giờ tự giảm đi. Dưới đây là 3 lý do cận thị không thể tự khỏi một cách tự nhiên:

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi

  • Cận thị là thay đổi cấu trúc vật lý của mắt: Cận thị xảy ra do trục nhãn cầu kéo dài hoặc giác mạc cong quá mức. Những thay đổi cấu trúc này là vĩnh viễn và không thể tự phục hồi.
  • Thiếu cơ chế tự phục hồi tự nhiên: Mắt không có khả năng tự điều chỉnh lại cấu trúc giải phẫu đã bị thay đổi. Cơ thể thiếu hệ thống tự phục hồi để khôi phục hình dạng ban đầu.
  • Quá trình phát triển một chiều: Cận thị chỉ tiến triển theo hướng tăng độ, không thể tự đảo ngược. Quá trình này liên quan đến sự phát triển bất thuận nghịch của cấu trúc mắt.

Bạn chỉ có thể khắc phục hoặc cải thiện tình trạng cận thị thông qua các biện pháp y tế chuyên khoa. Theo các chuyên gia nhãn khoa, hiện tại chỉ có phẫu thuật khúc xạ mới giúp loại bỏ hoàn toàn độ cận hoặc giảm thiểu đáng kể trong thời gian sớm nhất. Đây là lý do tại sao việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, cận thị có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn cho mắt. Có 6 biến chứng nghiêm trọng của cận thị nếu không được điều trị triệt để, bao gồm:

  • Bong võng mạc: Là tình trạng lớp võng mạc tách khỏi thành mắt do căng thẳng quá mức ở người cận thị nặng. Triệu chứng bao gồm thấy các chớp sáng, đốm đen bay và mờ mắt một phần. Nếu phát hiện sớm, tình trạng này có thể được điều trị hiệu quả bằng laser hoặc phẫu thuật.
  • Tăng nhãn áp: Là tình trạng áp lực bên trong mắt tăng cao, gây tổn thương dần thần kinh thị giác. Bệnh thường diễn biến âm thầm, người bệnh có thể cảm thấy mỏi mắt hoặc nhức đầu nhẹ. Với việc khám định kỳ và điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, tình trạng này có thể được kiểm soát tốt.
  • Đục thủy tinh thể: Là hiện tượng thể thủy tinh trong mắt trở nên đục, thường xuất hiện sớm hơn ở người cận thị. Triệu chứng bao gồm nhìn mờ, chói mắt khi có ánh sáng mạnh. Hiện nay, phẫu thuật thay thể thủy tinh có tỷ lệ thành công rất cao và an toàn.
  • Thoái hóa hoàng điểm: Là sự thay đổi ở vùng hoàng điểm – khu vực quan trọng nhất của võng mạc. Người bệnh có thể thấy vùng trung tâm thị trường mờ dần hoặc bị biến dạng. Với các phương pháp điều trị hiện đại, tiến triển của bệnh có thể được làm chậm đáng kể.
  • Nhược thị hoặc lác mắt: Là tình trạng thị lực một mắt phát triển kém hoặc mắt lệch hướng, thường gặp ở trẻ em cận thị. Triệu chứng bao gồm nhìn lệch, nhắm một mắt khi nhìn xa. Nếu phát hiện và điều trị sớm trước 8 tuổi, khả năng phục hồi thị lực rất tích cực.

Cận thị có thể dẫn tới tình trạng lác mắt

Cách chẩn đoán mắt bị cận thị

Việc chẩn đoán cận thị cần được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa thông qua các phương pháp khám nghiệm chuyên nghiệp:

  • Khám mắt toàn diện: Bác sĩ thực hiện kiểm tra tổng quan tình trạng sức khỏe mắt, đánh giá các cấu trúc của mắt từ bên ngoài đến bên trong một cách kỹ lưỡng và chi tiết.
  • Đo độ khúc xạ: Sử dụng máy đo chuyên dụng để xác định chính xác mức độ cận thị, viễn thị hoặc loạn thị của từng mắt một cách khoa học và chính xác.
  • Chẩn đoán bán phần trước mắt: Kiểm tra các cấu trúc phía trước của mắt bao gồm giác mạc, thể thủy tinh và tiền phòng để phát hiện các bất thường có thể ảnh hưởng.
  • Chẩn đoán bán phần sau mắt: Khám soi đáy mắt để kiểm tra võng mạc, thần kinh thị giác và phát hiện sớm các biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra do cận thị.

Quy trình chẩn đoán toàn diện này đảm bảo việc xác định chính xác độ cận thị và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn khác của mắt.

Kiểm tra mắt cận thị tại các cơ sở khám mắt uy tín

Cách điều trị mắt cận thị

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị cận thị hiệu quả, được chia thành hai nhóm chính: phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật.

Có 2 phương pháp bảo tồn được ưu tiên lựa chọn đầu tiên do tính an toàn cao và phù hợp với mọi lứa tuổi:

  • Kính cận: Phương pháp phổ biến và an toàn nhất, phù hợp mọi độ tuổi, có thể điều chỉnh tất cả mức độ cận thị
  • Kính áp tròng: Tăng thẩm mỹ và mở rộng tầm nhìn, cần vệ sinh cẩn thận và thay thế định kỳ theo hướng dẫn

Đối với những trường hợp muốn loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào kính, Mắt Sài Gòn cung cấp dải công nghệ điều trị nhiều nhất Việt Nam với nhiều phương pháp phẫu thuật khúc xạ tiên tiến nhất như:

  • EYESignature™: Công nghệ xóa cận cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam do Mắt Sài Gòn triển khai, điều trị cận thị đến -10D, hồi phục trong 24 giờ
  • SMILE Pro AI 4.0: Sử dụng tia Laser Femtosecond tạo một vết mổ nhỏ 2 milimet trên bề mặt giác mạc thời gian laser nhanh nhất 8-10 giây, điều trị cận thị đến -10D và loạn thị đến -5D
  • SMILE (ReLEx SMILE): Phương pháp sử dụng tia Laser Femtosecond để tạo một lõi mô bên dưới bề mặt giác mạc mà không cần tạo vạt giác mạc, điều trị cận thị đến -10D với thời gian laser 23 giây
  • FEMTO Pro: Đây là phương pháp nâng cấp của FEMTO, kết hợp 2 loại tia Laser: Laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc và Laser Excimer để điều chỉnh độ khúc xạ trên hệ thống máy VISUMAX 800
  • FEMTOLASIK: Phương pháp này sử dụng Femtosecond để tạo vạt giác mạc và Laser Excimer để điều chỉnh độ khúc xạ của mắt, an toàn tuyệt đối với khả năng điều trị đa tật khúc xạ
  • SMARTSURFACE: Công nghệ xóa cận không chạm vào mắt, điều trị cận thị đến -10D, viễn thị đến -5D, loạn thị đến -5D
  • PHAKIC: Đặt thấu kính nội nhãn cho cận thị cao đến -30D, viễn thị đến -15D, loạn thị đến -10D mà không bào mòn giác mạc

Ngoài ra, Mắt Sài Gòn còn có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ tiên tiến khác đáp ứng nhu cầu điều trị của đa dạng đối tượng khách hàng.

Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ hiện đại ngày nay

Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã thực hiện thành công hơn 700.000 ca phẫu thuật khúc xạ với tỷ lệ thành công cao và cam kết đồng hành dài hạn cùng khách hàng. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu điểm riêng và được áp dụng dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Cách phòng tránh cận thị

Phòng ngừa cận thị là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ thị lực, đặc biệt quan trọng với trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc cận thị mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh ở những người đã mắc. Những thói quen sinh hoạt lành mạnh và môi trường phù hợp có thể giảm đến 19% nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ em.

Dưới đây là 9 biện pháp phòng ngừa khoa học để bảo vệ thị lực:

  • Tạo môi trường đủ ánh sáng: Đảm bảo ánh sáng từ 300-500 lux khi đọc sách, làm việc (tương đương ánh sáng phòng học hoặc văn phòng sáng, đủ để đọc sách mà không gây mỏi mắt)
  • Thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc gần, nhìn vật cách 20 feet (6m) trong 20 giây
  • Giữ khoảng cách an toàn:Mắt cách sách 35-40cm, màn hình máy tính 50-65cm
  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời: Ít nhất 2 giờ/ngày để mắt được tiếp xúc tia UVB có trong ánh sáng tự nhiên
  • Giới hạn thiết bị điện tử: Trẻ dưới 6 tuổi tối đa 30 phút/ngày, trẻ 6-12 tuổi tối đa 1 giờ/ngày
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Bổ sung vitamin A, D, omega-3, lutein và zeaxanthin
  • Khám định kỳ: 6 tháng/lần cho trẻ em, 1 năm/lần cho người lớn
  • Sử dụng kính chống ánh sáng xanh: Giảm tác hại của ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử
  • Thực hiện bài tập mắt: Xoay nhãn cầu, chớp mắt có ý thức để giảm mỏi mắt

Tái khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe mắt

Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc cận thị và bảo vệ sức khỏe mắt lâu dài.

Các câu hỏi thường gặp về cận thị

Làm thế nào để biết bạn bị cận thị?

Cận thị có thể nhận biết qua các dấu hiệu chính: khó nhìn rõ vật ở xa trong khi vẫn nhìn tốt ở gần, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ hơn, mỏi mắt và đau đầu do mất cân bằng giữa điều tiết và hội tụ. Người cận thị còn có thể thấy các chấm đen bay trước mắt hoặc ánh sáng chói. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa khám và đo độ khúc xạ.

Sự khác biệt giữa cận thị và viễn thị là gì?

Cận thị và viễn thị là hai tật khúc xạ ngược nhau. Cận thị xảy ra khi tia sáng hội tụ trước võng mạc do nhãn cầu dài hơn bình thường, khiến người bệnh nhìn xa mờ và không thể tự điều chỉnh. Ngược lại, viễn thị có tia sáng hội tụ sau võng mạc do nhãn cầu ngắn hơn, nhưng mắt có thể bù trừ bằng điều tiết ở người trẻ.

Cận thị có trở nên nặng hơn theo tuổi không?

Có, cận thị trở nên nặng hơn theo tuổi, đặc biệt trong giai đoạn 7-18 tuổi. Mắt cận thị tiếp tục phát triển dài ra suốt độ tuổi học đường với tốc độ trung bình 0.5 độ/năm. Cận thị thường ngừng tiến triển khi 15-16 tuổi, với 75% trẻ ổn định vào 18 tuổi.

Mắt cận bao nhiêu độ thì không được lái xe?

Theo quy định của Thông tư số 36/2024/TT-BYT có hiệu lực từ 1/1/2025, không có giới hạn cụ thể về độ cận mà chỉ quy định về thị lực sau khi đã đeo kính. Đối với xe máy hạng A1 và B1, thị lực hai mắt phải đạt ≥ 4/10; xe máy hạng A và ô tô hạng B phải đạt ≥ 5/10 sau khi điều chỉnh bằng kính. Chỉ có các hạng xe cao hơn (C1, C, D1, D2, D…) mới giới hạn tật khúc xạ > -8 diop. Như vậy, người cận thị vẫn có thể lái xe bình thường miễn là thị lực sau khi đeo kính đạt yêu cầu tối thiểu theo từng hạng bằng lái.

Có cách nào để làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em không?

Có nhiều phương pháp hiệu quả để làm chậm tiến triển cận thị ở trẻ em như: tăng thời gian hoạt động ngoài trời (ít nhất 2 giờ/ngày), sử dụng kính áp tròng orthokeratology ban đêm, thuốc nhỏ mắt atropine nồng độ thấp, và kính đa tiêu điểm. Quan trọng nhất là tạo môi trường học tập đủ ánh sáng, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử và khám mắt định kỳ.

Có nên đeo kính cận liên tục hay chỉ khi cần thiết?

Trẻ em cận thị nên đeo kính liên tục để tránh mất hứng thú với môi trường xung quanh do mờ mắt. Mục tiêu là cung cấp hiệu chỉnh chính xác – không thiếu hiệu chỉnh hay quá hiệu chỉnh vì cả hai đều có thể làm tăng tiến triển cận thị.

Cận thị có thể gây ra các vấn đề mắt khác không?

Có, cận thị đặc biệt là cận thị nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể sớm, và thoái hóa hoàng điểm. Nguy cơ biến chứng tăng theo mức độ cận thị, do đó việc kiểm tra và theo dõi định kỳ tại bác sĩ nhãn khoa là vô cùng quan trọng.

Cận thị không chỉ là vấn đề đơn thuần về thị lực mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quan tâm đúng mức. Hiểu rõ về định nghĩa, dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân hình thành và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bạn bảo vệ thị lực một cách toàn diện.

Với hơn 21 năm kinh nghiệm và hơn 700.000 ca phẫu thuật thành công, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn cam kết mang đến những giải pháp điều trị cận thị tiên tiến nhất, từ kính cận truyền thống đến các công nghệ phẫu thuật khúc xạ hiện đại như EYESignature™, SMILE Pro hay PHAKIC. Hãy liên hệ ngay với Mắt Sài Gòn để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu, bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. 80%-90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050? (2025, July 6). Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. 
  2. American Academy of Ophthalmology. (2023). What is myopia (nearsightedness)? 
  3. Doughty, M. J. (2019). Effect of distance vision and refractive error on the spontaneous eye blink activity in human subjects in primary eye gaze. Journal of Optometry, 12(2), 111-119.
  4. Flitcroft, D. I., He, M., Jonas, J. B., Jong, M., Naidoo, K., Ohno-Matsui, K., Rahi, J., Resnikoff, S., Vitale, S., & Yannuzzi, L. (2023). IMI—Onset and progression of myopia in young adults. Investigative Ophthalmology & Visual Science, 64(6), 1–17. 
  5. Holden, B. A., Fricke, T. R., Wilson, D. A., Jong, M., Naidoo, K. S., Sankaridurg, P., Wong, T. Y., Naduvilath, T. J., & Resnikoff, S. (2016). Global prevalence of myopia and high myopia and temporal trends from 2000 through 2050. Ophthalmology, 123(5), 1036–1042. 
  6. Jonas, J. B., Ang, M., Cho, P., Guggenheim, J. A., He, M. G., Jong, M., Logan, N. S., Liu, M., Morgan, I., Ohno-Matsui, K., Pärssinen, O., Resnikoff, S., Sankaridurg, P., Tan, D. T. H., Walline, J. J., Wildsoet, C. F., Wu, P.-C., Zhu, X., & Wolffsohn, J. S. (2020). IMI – Báo cáo về di truyền học của cận thị [Báo cáo]. International Myopia Institute.
  7. Morgan, I. G., French, A. N., Ashby, R. S., Guo, X., Ding, X., He, M., & Rose, K. A. (2018). The epidemics of myopia: Aetiology and prevention. Progress in Retinal and Eye Research, 62, 134–149. 
  8. VNExpress. (2023, May 15). 70-90% người trẻ mắc cận thị ở các thành phố lớn. 
  9. Results Of A Study Of The Level Of Serum Cortisol As A Hormone Affecting Connective Tissue Metabolism In Adolescents With High Myopia. (2025). International Journal of Medical Sciences, 5(02), 500-502.
  10. Yong, P. T., Mohammed, Z., Mohamad Fadzil, N., Abd Rahman, M. H., Hairol, M. I., Sharanjeet-Kaur, S., & Narayanasamy, S. (2024). Does the optimal level of illumination improve both visual functions and visual comfort in schoolchildren with low vision?. PloS one, 19(9), e0310592.
  11. Zhang, J., & Li, R. (2024). Lifestyle and risk of developing myopia in school children in Chongqing, China. Frontiers in Public Health, 12, 1323301.

Chia sẻ: